OT là gì? Cách tính lương Overtime chi tiết cho nhân viên

Admin

OT chắc hẳn là thuật ngữ nhiều bạn đã nghe qua trong giao tiếp hằng ngày tại nơi làm việc. Tuy nhiên, có một số bạn chưa hiểu rõ được ý nghĩa của thuật ngữ này là gì? Cũng như nếu làm OT thì sẽ có những quy định gì và cách tính lương như thế nào? Hãy cùng FAST tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này nhé!

OT viết tắt của “overtime” trong tiếng Anh, có nghĩa là thời gian làm thêm ngoài giờ làm việc chính thức. OT thường ám chỉ việc làm thêm giờ để hoàn thành công việc hoặc dự án đặc biệt, thường được thanh toán với mức lương cao hơn so với giờ làm việc thông thường. Việc hiểu rõ về khái niệm này là quan trọng đối với những người làm việc trong môi trường doanh nghiệp. 

Hình thức làm việc này bạn sẽ thường gặp tại các doanh nghiệp như Logistics, Hospitality, F&B, Agency… nhằm mục đích đẩy tiến độ công việc nhanh hơn và hoàn thành công việc sớm hơn. 

OT là gì

>>> Xem thêm: Top 16 phần mềm tính lương nhân viên tốt, được sử dụng nhiều hiện nay

2. Quy định làm tăng ca và chế độ làm thêm giờ mới nhất

Hiện hành, quy định làm thêm giờ theo luật lao động mới nhất được đề cập tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể như sau:

2.1. Thời gian làm thêm giờ

Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2.2. Điều kiện sử dụng người lao động làm thêm giờ

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

  • Phải được sự đồng ý của người lao động.

Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ được hướng dẫn tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau: Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây: Thời gian làm thêm; Địa điểm làm thêm; Công việc làm thêm.

Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại mục 2.3 dưới đây.

>> Xem thêm: Hệ thống lương 3P: Cách tính lương cho nhân viên chính xác nhất

2.3. Trường hợp được sử dụng người lao động làm tăng ca không quá 300 giờ/năm

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

  • Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản.
  • Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp, thoát nước.
  • Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời.
  • Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất.
  • Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

người lao động làm thêm không quá 300 giờ trên năm

>> Xem thêm: Quy chế và cách tính tiền thưởng tết cho người lao động

3. Cách tính lương tăng ca cho người lao động

Tiền lương làm thêm giờ theo khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 được quy định như sau:

Thời gian làm thêm giờ Ngày làm việc
Ngày thường Ngày nghỉ Lễ, tết
Làm thêm ban ngày (6h – 22h) 150% x A 200% x A 300% x A
Làm thêm ban đêm (22h – 6h ) Chưa làm thêm ban ngày 200% x A 270% x A 390% x A
Đã làm thêm ban ngày 210% x A 270% x A 390% x A

Bảng tính lương OT cho nhân viên

Cách tính lương OT khi làm việc ban ngày

Đối với ngày thường

  • Tiền lương OT = Tiền lương thực trả x 150% x Số giờ OT.

Đối với ngày lễ tết

  • Tiền lương OT  = Tiền lương thực trả x 300% x Số giờ OT.

Đối với ngày nghỉ cuối tuần 

  • Tiền lương OT = Tiền lương thực trả x 200% x Số giờ OT.

Cách tính lương OT khi làm việc ban đêm

Lương OT = [Tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường x Hệ số tăng ca + Tiền lương theo giờ thực trả ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền lương theo giờ tương ứng của ban ngày] x Số giờ OT ban đêm.

Như vậy, tiền lương làm thêm giờ của người lao động được tính theo hướng dẫn nêu trên.

>> Xem thêm: Tính lương theo sản phẩm là gì? 5 cách tính lương theo sản phẩm

4. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào nếu không trả lương OT?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương như sau: 

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:

  • Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật.
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ. 
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm. 
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động.
  • Ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
  • Khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật.
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công. 
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
  • Không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật.Không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
  1. a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
  2. b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.
  3. c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.
  4. d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động.

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Lưu ý: 

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy

Theo quy định nêu trên, nếu công ty không trả lương làm thêm giờ cho người lao động thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền cụ thể sẽ tùy thuộc vào số người lao động mà công ty không trả lương.

Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì ngoài việc bị phạt tiền công ty còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

>>> Xem thêm: Mẫu xác nhận lương đầy đủ thông tin mới nhất năm 2024

tính lương Overtime cho người lao động

>>> Xem thêm: Mẫu quy chế thưởng phạt trong công ty chuẩn theo quy định 2024

5. Những lý do khiến nhiều người chọn làm OT hiện nay?

Tăng thu nhập

Với mức lương OT thường cao hơn so với giờ làm việc thông thường, việc làm thêm giờ giúp nhân viên kiếm thêm thu nhập đáng kể, từ đó cải thiện đời sống và đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.

Tìm kiếm cơ hội phát triển trong công việc

Việc làm OT còn giúp nhân viên có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Bằng việc thể hiện sự chăm chỉ và nỗ lực hoàn thành tốt và vượt KPIs hàng tháng. Nhân viên có thể thu hút sự chú ý và đánh giá cao từ cấp trên, từ đó mở ra cơ hội thăng tiến và tiến xa hơn trong công việc.

Hoàn thành công việc đúng hạn

Trong một số trường hợp, công việc có thể dồn lại và đòi hỏi nhiều thời gian hơn dự kiến để hoàn thành. Việc làm OT giúp đảm bảo tiến độ công việc và đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp.

Trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm 

Trong quá trình làm thêm giờ, nhân viên có thể gặp phải các thách thức và vấn đề mới, từ đó rèn luyện và phát triển kỹ năng chuyên môn và mềm.

Khối lượng công việc nhiều

Một trong những lý do khiến nhiều người phải làm thêm giờ là khối lượng công việc quá nhiều. Vào những ngày cuối năm hoặc dự án của công ty sắp diễn ra nhiều người thường xuyên phải ở lại văn phòng đến muộn để đảm bảo công việc được hoàn thành đúng dự tính. 

>>> Xem thêm: 3 mẫu đơn đề xuất tăng lương chuẩn theo quy định 2024

6. FAST HRM Online – Phần mềm hỗ trợ quản lý nhân sự OT tốt nhất 

FAST HRM Online là một trong những phần mềm hỗ trợ quản lý nhân sự OT tốt nhất hiện nay. Phần mềm quản lý nhân sự trên nền tảng web, hỗ trợ các công việc trong quản lý nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, chấm công, tính lương, bảo hiểm, thuế TNCN…

Với phần mềm này, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được quy trình liên quan đến sử dụng người lao động ngoài giờ làm việc và đồng thời mang đến nhiều tiện ích trong quá trình quản lý nhân sự.

Phần mềm Fast HRM Online  giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và ghi nhận thời gian làm việc của nhân viên, bao gồm cả giờ làm thêm (OT). Qua đó, người quản lý nắm bắt rõ hơn về tình trạng làm việc của nhân viên, từ đó đưa ra quyết định và lập kế hoạch công việc hiệu quả.

FAST HRM Online

Với Fast HRM Online, doanh nghiệp có thể thiết lập và quản lý các chế độ làm thêm giờ một cách linh hoạt và tiện lợi. Phần mềm này cho phép đặt ra các quy định và hạn chế về việc làm thêm giờ, từ đó giảm thiểu nguy cơ vi phạm luật lao động và tối ưu hóa việc sử dụng lao động.

Ngoài ra, phần mềm còn cung cấp các tính năng báo cáo và phân tích dữ liệu chi tiết về hoạt động làm việc của nhân viên, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản lý chiến lược và nâng cao hiệu suất làm việc.

Với sự linh hoạt, tiện lợi và tính chính xác cao, phần mềm quản lý nhân sự – Fast HRM Online  là sự lựa chọn lý tưởng để giúp doanh nghiệp quản lý nhân sự một cách hiệu quả và đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật.

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ OT là gì và một số vấn đề liên quan đến lợi ích khi OT. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận tư vấn miễn phí!

Xem thêm

Mẫu quyết định tăng lương cho nhân viên theo quy định mới nhất