Taluy là gì? Khái niệm Taluy âm và Taluy dương là gì

Admin

Taluy âm, taluy dương là cách gọi trong xây dựng cầu đường, do đó, dù có nghe nhắc đến khái niệm này hoặc thấy trên đường nhưng để trả lời rành mạch taluy là gì? Phân biệt taluy âm taluy dương chắc không phải ai cũng biết. Nếu bạn có cùng thắc mắc thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nha.

taluy-la-gi-taluy-am-la-gi-taluy-duong-la-gi

Taluy là gì? 

Taluy là thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành xây dựng cầu đường. Taluy hay ta-luy có nguồn gốc từ tiếng Pháp, "talus", dịch sang tiếng Việt có nghĩa là: Sườn dốc, mái dốc; những con dốc nghiêng so với mặt phẳng ngang, mái đất vạt nghiêng của một hố đào, một nền đắp hay một công trình dựng đứng để tăng độ vững chắc. Đây là một bộ phận rất quan trọng trên đường đèo. 

Có thể mọi người sẽ thắc mắc, vậy gọi thẳng là sườn dốc chẳng phải sẽ dễ hiểu hơn từ taluy hay sao? Câu trả lời thực ra rất đơn giản. Đây chỉ là một thói quen sử dụng từ ngữ ở thời Pháp thuộc. Do hệ thống đường hiện đại Việt Nam (đường bộ, đường sắt) đều do người Pháp đặt nền móng thiết kế nên trong các bản thiết kế ban đầu, các kỹ sư hay người làm nghề xây dựng nói chung vẫn sử dụng các từ kỹ thuật tiếng Pháp. Lâu dần, từ taluy trở thành từ ngữ phố biến được sử dụng rộng rãi và cả người nói lẫn người nghe đều hiểu. So với từ sườn dốc, từ taluy cũng nói ngắn gọn hơn.

Taluy được chia làm 2 loại là taluy âm và taluy dương.

Taluy âm là gì? - Taluy là gì?

Taluy âm là phần mái dốc tính từ mặt đường trở xuống.

Taluy dương là gì? - Taluy là gì?

Taluy dương là phần mái dốc tính từ mặt đường trở lên.

Để bạn dễ tưởng tượng và dễ hiểu, lấy ví dụ, khi bạn đang đứng ở một đoạn đường đèo, taluy âm là phần sườn dốc từ mặt đường xuống vực sâu, còn taluy dương là phần sườn dốc từ mặt đường lên đến đỉnh núi. Như thế dễ hiểu hơn phải không nào? 

Giờ đây khi bạn di chuyển trên các đoạn đường đèo thường hay bắt gặp biển báo sạt lở taluy âm, taluy dương thì có thể hiểu ngay lập tức nguy cơ và có các phương án cũng như biện pháp để đảm bảo an toàn cho bản thân khi vô tình gặp sự cố.

Lưu ý khi thiết kế taluy

Độ dốc của ta-luy thường được xác định bằng hai loại ký hiệu: Đó là % và tỷ lệ 1:n.

Với loại đơn vị là % thì độ dốc của ta-luy được xác định bằng công thức như sau:

i (%) = [Độ cao : Khoảng cách nằm ngang] x 100.

Còn với loại ký hiệu 1:n thì nó có nghĩa là nếu chiều cao ta-luy là 1 mét thì khoảng cách nằm ngang tương ứng sẽ là n mét.

Độ dốc của taluy càng lớn sẽ càng mất ổn định và dễ gây nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho đoạn đường đèo, người thiết kế phải giới hạn độ dốc của đèo hoặc thực hiện các biện pháp gia cố như lát mái bằng đá hộc hoặc các tấm bê tông đúc sẵn, trồng cỏ trên mái taluy...

Trong đó, gia cố ta-luy với cỏ Vetiver được ưa chuộng tại các nước cũng như ở Việt Nam.

Cỏ Vetiver là giống cỏ Vetiver Zizanioides mang tính chất không thụ phấn sinh học, không sinh hạt. Cỏ được trồng theo nhánh và phát triển thành từng khóm, thông qua sự sinh trưởng của các nhánh trồng. Cỏ phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng thiên nhiên, khí hậu, địa hình, địa chất thổ nhưỡng. Việc sử dụng loài cỏ này vừa tiết kiệm được chi phí lại bảo vệ môi trường. Rất tiện lợi đúng không nào ?

Taluy tiếng anh là gì?

Từ taluy trong tiếng anh sẽ là “slope”. Khi dịch phần định nghĩa ANH-ANH sang tiếng Việt sẽ có kết quả như sau: “slope là một mặt phẳng mà có một phía cao hơn phía còn lại. Nhưng khi dịch slope về tiếng việt thì sẽ không trả về kết quả là taluy nhưng về nghĩa là “độ dốc”.

Những thông tin trên đây hi vọng đã giải thích cho các bạn hiểu được taluy là gì? Phân biệt được sự khác nhau của taluy âm - taluy dương. Đừng quên theo dõi các bài viết của chúng tôi để cập nhật những thông tin hữu ích.